Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Những tác hại của Covid-19 với ngành ôtô

Tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy

Nguy cơ tăng cao từ dịch bệnh cũng như các quy định về cách ly, xung đột về lợi ích kinh tế khiến nhiều hãng xe phải dừng sản xuất. Cổ phiếu của General Motors (GM) đóng cửa hôm 23/2 tại 17 USD, mất 47% thị giá tính từ tháng 7/2019. Những hãng xe lớn khác cũng phải chịu sự sụt giảm tương tự.

Với kết quả xét nghiệm dương tính của một số nhân viên, các hãng như Ford và GM đóng cửa nhà máy tại một số địa phương, và gần đây nhất là tất cả nhà máy ở Bắc Mỹ. Các hãng như Kia, Nissan, Hyundai, Volvo và những thương hiệu khác cũng hành động tương tự, đẩy sự căng thẳng về kinh tế lây sang các hãng khác, đồng thời khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng.

Chuỗi cung ứng gián đoạn

Tất cả chuỗi cung ứng ngành ôtô bị ảnh hưởng, như thiếu linh kiện nghiêm trọng cho các hãng sản xuất và giảm nhu cầu. Bo mạch, linh kiện điện tử cũng như các bộ phận riêng lẻ khác đều bị chậm trễ hoặc thiếu hụt. Ví dụ, Audi phải dừng sản xuất mẫu SUV chạy điện e-tron do thiếu pin từ nhà cung ứng LG Chem.

Các hãng cung ứng linh phụ kiện ôtô chủ chốt như Marelli, Bosch Continental, Brembo và Schaeffler đều tạm dừng sản xuất hoặc giảm sản lượng linh phụ kiện. Việc sản xuất các loại linh kiện quan trọng ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh và nhu cầu giảm.

Giảm khối lượng xuất khẩu cũng khiến nhiều hãng sản xuất nhôm phải giảm giá thành để cân bằng giữ cung và cầu. Sản xuất chất dẻo - là yếu tố chủ yếu để sản xuất vật tư y tế - cũng phải tạm dừng tại một số nhà máy.

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thương Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Kinh tế toàn cầu đình trệ

Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây phải chịu đựng những đợt sóng chuyển đổi triệt để và thị trường toàn cầu cũng ở tình trạng chung trong nhiều tháng. Các nhà đầu tư phải chạy đua để bù đắp những tổn thất và dự đoán sự biến đổi nhanh như tên lửa đối với các công ty cũng như cá nhân. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers’ Index (PMI) - lao dốc 46,1 điểm trong tháng 2, mức thấp kỷ lục.

Sức mua và nhu cầu giảm đối với xe hơi. Tại Trung Quốc, doanh số ôtô giảm 80% và tại Mỹ, doanh số tụt dốc hàng chục nghìn xe. Các nhà phân phối linh phụ kiện ôtô như AutoZone và Advance Auto Parts (đều của Mỹ) chứng kiến sự sụt giảm giá cổ phiếu.

Các sự kiện ôtô và đua xe quan trọng bị hủy bỏ

Ngành công nghiệp ôtô thể thao có những màn Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog hoãn, hủy chưa từng có. Các giải đua đình đám là NASCAR và IndyCar đều bị dừng lại, giải 24 Hours of Le Mans bị lùi tới tháng 9. Lần đầu tiên kể từ 1954, chặng mở màn F1 Monaco bị hủy.

Triển lãm Geneva (Thụy Sĩ) vốn diễn ra trong tháng 3 cũng bị hủy. Còn Ban tổ chức của Triển lãm ôtô Bắc Mỹ (NAIAS), diễn ra ở Detroit, Michigan (Mỹ) cũng thông báo hủy sự kiện năm nay. Nơi tổ chức NAIAS được trưng dụng và cải tạo thành một bệnh viện dã chiến để phục vụ bệnh nhân Covid-19.

Các hãng xe thành lập lực lượng đặc biệt

Trong nỗ lực bảo vệ nhân viên và ngăn lây nhiễm, Ford và GM hợp tác với các hiệp hội công nhân trong ngành, tạo ra một đơn vị tác chiến, với những biện pháp và thủ tục đối với các công nhân, những người vẫn làm việc cũng như những ai đã được cho về nhà. Hành động này sẽ giúp các hãng hạn chế sự lây nhiễm trong số các nhân viên và quan chức, nhưng cũng có thể phải hạn chế số lao động trong một thời gian.

Nhiều hãng xe cũng tìm cách trấn an khách hàng với những mô hình dịch vụ mới. Trong nỗ lực ngăn chặn giảm doanh số, các hãng tạo ra những chương trình thanh toán đặc biệt và khuyến mãi hấp dẫn .

Những phương án thay thế và lựa chọn ảo

Với tinh thần lạc quan, NASCAR và game đua xe trực tuyến iRacing tái tạo đường đua Homestead-Miami Speedway, nơi 20 tay đua tranh tài qua màn hình. Gia đình xe thể thao toàn cầu với khoảng 30.000 người đã chứng kiến cuộc đua trên Twitter nơi tay đua người Mỹ Denny Hamlin giành chiến thắng.

Các hãng xe sản xuất thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân

Khi các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được tiêu thụ với tốc độ chóng mặt, và số bệnh nhân tăng mỗi ngày, nhiều hãng được khuyến khích tham gia sản xuất các thiết bị y tế, như khẩu trang, nón kính bảo hộ, hay máy trợ thở.

Ford hợp tác với 3M và GE Healthcare, làm ra phiên bản đơn giản hóa của thiết kế máy trợ thở hiện nay của GE. Các kỹ sư của Ford cũng giúp đẩy nhanh sản lượng mặt nạ lọc bụi cấp khí (PAPRs) của 3M bằng những linh kiện từ cả hai hãng.

General Motors (GM) và Fiat Chrysler Automobiles (FCA) cũng tham gia vào những nỗ lực nhằm cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho toàn hệ thống trên khắp nước Mỹ.

Nỗ lực vượt khó khăn

Tác động của Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu không dễ hồi phục trong thời gian ngắn, nhưng sự nỗ lực đang hiện diện mỗi ngày. Mary Barra, Giám đốc điều hành của GM cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách vượt qua thời kỳ khủng hoảng này". Tuy nhiên trước mắt, việc ưu tiên vẫn là ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và bảo vệ người lao động được an toàn. Hiện hàng trăm nghìn người thất nghiệp, hoặc nghỉ việc tạm thời, do nhiều nhà máy sản xuất ôtô phải đóng cửa.

Mỹ Anh (Theo The Things )

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus - VnExpress
VnExpress
   

Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus

Những câu hỏi về Covid-19
Khi hệ miễn dịch và virus chiến đấu, cơ thể có biểu hiện bị sốt, sưng tấy vùng tổn thương... nhằm làm chậm tốc độ sinh sản của virus.

BTV: Thuỳ Ngân

Nhịp sống Thứ tư, 1/4/2020, 06:00 (GMT+7)

 

Việt Nam trở thành 'ngọn hải đăng' về ứng phó với dịch COVID-19

Bài viết nhận định virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia phát triển đang điêu đứng. Nhà báo Sean Fleming cho rằng Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng rằng nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển, và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

Theo tác giả Fleming, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm dịch 21 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Tác giả bài báo đề cập một loạt biện pháp của Việt Nam, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng, các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.

Tác giả bài viết nêu bật những nỗ lực chủ động của Việt Nam chống COVID-19 diễn ra trong bối cảnh chất lượng cuộc sống người dân tại quốc gia này đã có sự cải thiện lớn sau hai thập niên qua. Theo đó, từ năm 2002 đến 2018, chính sách chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ tăng từ 71 năm 1990 lên 76 vào năm 2015. Bài báo nhấn mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện.

Nhà báo Fleming nhận định với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã làm cho sự bùng phát dịch bệnh này ở trong tầm kiểm soát.

Giải tỏa áp lực tài chính để người dân an tâm chống dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc , không tập trung quá hai người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Việc chống dịch như chống giặc được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay đa phần là trông chờ vào Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ý thức của từng cá nhân. Vẫn còn đâu đó rất nhiều cá nhân, tổ chức xem thường hoặc cố tình làm trái với chỉ thị. Phải chăng những việc làm ấy còn tồn tại chính vì việc chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe. Và cũng chính từ việc không đủ sức răn đe ấy khiến cho việc chống dịch càng trở nên phức tạp hơn.

Cần có biện pháp mạnh tay đối với những người cố tình vi phạm

Trước đây, khi tình hình dịch bệnh ở việt Nam dường như sắp chạm vào mốc thành công khi chúng ta sắp công bố là đã thành công phòng chống dịch thì bệnh nhân thứ 17 xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ. Và rồi tiếp sau đó là những trường hợp khác. Đa phần họ là những người có điều kiện kinh tế tốt, được đi du lịch, du học và trong đó có cả người là lãnh đạo của công ty. Tuy nhiên ý thức của họ đã khiến cho công cuộc chống dịch trong nước gần như đi vào vỡ trận. Nếu không nhờ vào sự chuẩn bị và tinh thần cảnh giác cao của các cơ quan thì có lẽ bây giờ tình hình đã khác. Nhưng bao nhiêu người trong số họ đã bị xử lý? Hay chỉ là vận động và rồi lại trông chờ ý thức.

Nỗi lo Đông Nam Á 'vỡ trận' như châu Âu

Những người nhập cảnh tìm cách khai gian để không bị cách ly. Việc trông chờ vào ý thức của cá nhân khi ấy vô tình khiến cho việc lần theo hành trình của người đó vất vả. Giá như khi ấy chúng ta cứng rắn hơn, cách ly những người nhập cảnh và hạn chế nhập cảnh thì có thể diễn biến có phần khác.

Và rồi đến những người đang cách ly nhưng tìm cách trốn cách ly. Người thì chuẩn bị xuất cảnh, người thì chạy sang tỉnh thành khác. Không cần biết vì lí do gì nhưng việc đang cách ly mà trốn như vậy cần phải được xử lý nghiêm và nặng vì biết đâu trong số đó có người mang mầm bệnh đi lây lan.

Và rồi có nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh mà đăng bài câu view. Chưa bàn tới mục đích là gì, chỉ riêng việc gây hoang mang dư luận cũng đáng bị xử lý.

Với việc đóng cửa các tụ điểm, hàng quán...với mục đích tránh sự lây lan virus. Rất nhiều nơi đã tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Có nơi vẫn mở cửa kinh doanh nhưng vì chưa nắm được tình hình nhưng khi được giải thích rõ thì đã nhanh chóng hợp tác ngay mà không cần chờ đợi. Rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều nơi cố tình phớt lờ lệnh đóng cửa. Vẫn tụ tập đông người như không có gì.

'Ở nhà trong hai tuần để dập tắt khi dịch còn là đốm nhỏ'

Mọi người khi ra đường hiện nay ngoài nón bảo hiểm thì khẩu trang là thứ không thể thiếu. Vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà còn nhiều người ra đường không những không đeo khẩu trang mà còn khạc nhổ lung tung. Người đi sau hoặc xung quanh có bức xúc cũng không biết phải làm sao đành phải nuốt cục tức đó.

Người dân cả nước đang rất đồng lòng chống dịch

Từ việc chấp nhận thiệt hại kinh tế mà đóng cửa hàng quán, cơ sở kinh doanh. Từ việc hạn chế di chuyển, tự cách ly. Cho tới việc tự khai báo tình hình sức khỏe trên app y tế.

Các doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng liên tục có động thái đóng góp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có động thái ủng hộ. Từ người cao tuổi cho tới các em nhỏ. Nhiều thành phần trong xã hội đã đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Điều này thật đáng quý. Nó như luồng năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.

Người dân luôn luôn có tinh thần hợp tác. Nhưng, làm sao để cho mọi người vững vàng ý chí để kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh? Đó là sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn này. Kinh tế bị ảnh hưởng là chung của toàn cầu chứ không riêng cá nhân nào. Chỉ là lúc này, sự giàu nghèo càng được thể hiện rõ.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khó khăn thì ai cũng có. Nhưng liệu có hiểu và cảm thông cho nhau không là chuyện khác. Ở đâu đó, các chủ nhà trọ, chủ cho thuê giảm tiền cho thuê hoặc miễn tiền thuê trong thời gian. Ở đâu đó, mạnh thường quân hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn. Nhưng cũng ở đâu đó, những chủ nhà trọ, chủ cho thuê không miễn giảm mà còn tăng tiền hoặc nhất quyết không cho nợ.

Ở đâu đó, những thành phần lợi dụng dịch bệnh lừa đảo bắt đầu tìm cách hoạt động mạnh hơn. Các trung tâm, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người đồng hành chia sẻ, thấu hiểu vẫn là người lao động, người làm thuê. Họ hỗ trợ doanh nghiệp, công ty bằng hình thức chấp nhận giảm tiền lương, nghỉ không lương....Họ đã đều hợp tác và chấp nhận rất nhanh.

Nhưng còn các đơn vị khác thì sao? Cứ có cảm giác dường như các đơn vị ấy vẫn bình chân như vại và theo kiểu "chưa nắm được thông tin". Điện, nước, internet là những cái mà ai cũng phải sử dụng. Không đi làm thì phải ở nhà. Ở nhà thì phải sử dụng dù có hạn chế cách mấy thì vẫn phải thừa nhận rằng lượng tiêu thụ vẫn tăng so với bình thường.

Kế đến là các tổ chức tín dụng, ngân hàng vẫn "bình chân như vại" tới ngày gọi điện nhắc nợ, đòi nợ và thậm chí là dọa kiện. Trong khi trước đó, tình hình dịch bệnh chưa có nghiệm trọng như bây giờ thì lãi suất tiết kiệm đã được giảm nhưng lãi suất cho vay thì tới giờ vẫn được trả lời là "chờ"!

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Thật sự phải mong chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, vào lòng tin của mọi người. Cái ý chí đó cần phải được tiếp thêm sức mạnh. Thử hình dung: Hàng ngày bị chủ cho thuê đòi tiền nhà. Mỗi ngày bị tổ chức cho vay gọi điện gây áp lực vì chưa đóng tiền. Chưa kể nếu điện, nước, internet bị cắt vì chưa đóng tiền được. Thì khi ấy sẽ ra sao? Mong rằng những viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra.

Nếu vậy thì bây giờ mong các cơ quan chính quyền cần mạnh tay để có biện pháp ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Không thể chỉ dừng ở mức tự giác hoặc vận động nữa mà cần cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

Xin mạnh dạn đề xuất: Với phương án tìm và cách ly. Tiến hành khử khuẩn ở các địa phương. Mặc dù có tốn kém ban đầu nhưng khả năng ngăn chặn được sự lây lan sẽ cao hơn. Giúp việc chống virus sau này đỡ tốn kém và vất vả hơn.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh lưu động tại các địa phương như Hà Nội đang tiến hành. Mạnh tay đóng cửa tạm thời các tụ điểm như quán bar, vũ trường, những nơi tập trung đông người.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Nếu địa phương nào để phát hiện những nơi này còn mở cửa kinh doanh thì những người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Hãy công bố đường đây nóng của mỗi địa phương một cách rộng rãi hơn. Mạnh tay xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm như: khai báo gian, trốn cách ly, đã cách ly nhưng vẫn cố tình nhận đồ từ bên ngoài, cố tình kinh doanh để tụ tập đông người, ra đường hay tới nơi công cộng không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi ....

Cũng cần kiểm tra và xử lý cả những trường hợp được người dân phản ánh. Cần điều tiết giá cả mặt hàng lương thực hợp lý. Và yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giãn nợ trong thời gian này. Khi áp lực kinh tế lúc này được giảm đáng kể thì người dân mới có thể yên tâm và đồng lòng hợp tác cùng chống dịch. Áp lực của người dân còn nặng thì sẽ còn nhiều trường hợp cố tình tìm cách vi phạm. Rất mong rằng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây .

Nguyễn Như Thông

15 ngày Nhà Trắng chống Covid-19

Chỉ còn Tổng thống Trump, các phụ tá hàng đầu và một nhóm nhỏ nhân viên ở lại Nhà Trắng để vạch ra kế hoạch chống Covid-19. Tất cả đều hiểu rằng quyết định trong những ngày tới không chỉ định hình di sản của họ mà còn có thể quyết định họ có giữ được công việc sau khi nhiệm kỳ của Trump kết thúc cuối năm 2020 hay không.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với nhân viên Nhà Trắng và các cố vấn, hai ký giả Meridith McGraw và Caitlin Oprysko của Politico mô tả những diễn biến ở Nhà Trắng kể từ khi Mỹ bắt đầu mạnh tay chống dịch.

Tổng thống Mỹ Trump họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Trump họp báo tại Nhà Trắng ngày 30/3. Ảnh: AFP .

Khởi đầu: Ngày 2/1

Nhiễm: 0

Dow Jones: 28.868,80

Giống như nhiều người Mỹ, Nhà Trắng ban đầu không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ngay từ ngày 2/1, Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã liên lạc với Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình ở Trung Quốc liên quan đến một loại bệnh về đường hô hấp bí ẩn. 10 ngày sau, Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên.

Thế rồi, như một đám cháy trên đồng cỏ khô, nCoV nhanh chóng lây lan rộng khắp. Mỹ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ngày 21/1. Vài ngày sau, Trump thành lập tổ công tác đặc biệt để chống dịch. Tuy nhiên, khi phát biểu công khai, Tổng thống và cố vấn khẳng định tình hình được kiểm soát. Ông ra lệnh cấm hầu hết người nhập cảnh từ Trung Quốc từ đầu Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tháng hai.

Trong nội bộ, một số quan chức Nhà Trắng theo dõi tình hình ở nước ngoài cảm thấy thất vọng vì các quan chức cấp cao, bao gồm Tổng thống, coi nhẹ vấn đề. Họ đánh giá lệnh hạn chế đi lại là chưa đủ và thúc giục Trump có hành động quyết liệt hơn, dẫn chứng các dự báo cho thấy tình hình dịch ở Mỹ có thể diễn biến giống Italy, nơi ghi nhận số ca tăng đột biến vào giữa tháng hai.

Trump bắt đầu nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề vào cuối tháng hai, trong chuyến bay kéo dài 18 giờ trở về từ Ấn Độ. Ông theo dõi những bản tin dồn dập về dịch bệnh. Theo quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney, Trump không ngủ trên suốt chuyến bay.

Vài phút sau khi hạ cánh vào sáng 26/2 tại Washington D.C., Trump thông báo sẽ tổ chức họp báo về Covid-19. Ông chỉ định Phó tổng thống Mike Pence phụ trách tổ công tác chống Covid-19 và dự đoán số ca nhiễm ở Mỹ sẽ sớm "giảm về 0".

Nhưng tình hình thật sự hoàn toàn trái ngược. Đầu tháng ba, Mỹ ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm. WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Thị trường chứng khoán lao dốc, thậm chí phải tạm dừng giao dịch trong 15 phút ngày 9/3.

Trump và phụ tá vội vàng tìm cách trấn an người dân bằng bài phát biểu từ phòng Bầu dục. Đây là lần thứ hai trong nhiệm kỳ Trump làm điều này, sau bài phát biểu ngày 8/1/2019 về đóng cửa chính phủ và đề xuất xây tường biên giới với Mexico.

"Nếu tối nay Trump không nói 'tình hình hiện giờ thật tệ và có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn, các bạn cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết' thì ông ấy có thể phải chào tạm biệt nhiệm kỳ hai", một quan chức chính quyền giấu tên nói.

Nhưng Trump không nói vậy. Thay vào đó, Tổng thống tuyên bố cấm tất cả người nhập cảnh từ châu Âu và cho biết các công ty bảo hiểm đồng ý chi trả cho việc điều trị nCoV. Các nhà đầu tư hoang mang thắc mắc liệu hàng hóa từ châu Âu có còn được phép vào Mỹ hay không. Các công ty bảo hiểm bất ngờ, bởi họ chỉ đồng ý trả tiền xét nghiệm, không phải toàn bộ chi phí điều trị.

Nhà Trắng sau đó vội vàng làm rõ những phát ngôn gây sốc của Trump. Chứng khoán tiếp tục lao dốc, giao dịch một lần nữa bị dừng 15 phút ngày 12/3.

Một quan chức Nhà Trắng nói rằng đây là tuần thay đổi tất cả. Chỉ trong vòng vài phút tối 11/3, tài tử Hollywood Tom Hanks thông báo dương tính với nCoV, Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Mỹ (NCAA) hủy giải bóng rổ, giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA cũng bị đình chỉ. Cuộc sống thường ngày của người Mỹ bị đảo lộn.

Trump và các phụ tá quyết định cần phải có hành động mạnh tay để làm chậm tốc độ nCoV lây lan. Đại học Hoàng gia London công bố báo cáo với kết luận nếu không bị kiềm chế, Covid-19 có thể khiến 2,2 triệu người chết ở Mỹ. Báo cáo này đã khiến thái độ của Tổng thống thay đổi. Ngày 16/3, Trump tuyên bố khởi động "15 ngày làm dịch chậm lây lan".

Ngày thứ nhất: 16/3

Nhiễm: 6.400

Tử vong: 83

Dow Jones: 20.188,52

Chính quyền Trump đưa ra một loạt khuyến cáo khi khởi động chiến dịch 15 ngày, yêu cầu người ốm, người cao tuổi và người có bệnh lý ở nhà, toàn bộ hộ gia đình phải ở nhà nếu có người thân nhiễm nCoV. Tổng thống cũng yêu cầu công chúng không tụ tập quá 10 người - biện pháp gắt gao gấp 5 lần so với chỉ dẫn của CDC một ngày trước đó.

"Với vài tuần tập trung hành động, chúng ta có thể xoay chuyển tình thế nhanh chóng", Trump nói. "Chính phủ sẵn sàng thực hiện tất cả biện pháp cần thiết".

Tổng thống yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vạch ra một gói kích thích với quốc hội để thúc đẩy kinh tế. Mnuchin cảnh báo các thượng nghị sĩ Cộng hòa trong bữa ăn trưa tại tòa nhà quốc hội: Hãy hành động ngay bây giờ, nếu không, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới hai chữ số.

Ngày thứ ba: 18/3

Nhiễm: 13.700

Tử vong: 150

Dow Jones: 19.898,92

Đường phố ở các thành phố lớn như San Francisco và New York bắt đầu vắng lặng. Tại Nhà Trắng, Tổng thống ra thông điệp mới: Đất nước đang trong một cuộc chiến.

Ông ký Luật Sản xuất Quốc phòng, đạo luật thời chiến trao cho ông quyền chỉ đạo các nhà sản xuất chế tạo thiết bị cần thiết trong khủng hoảng. Tuy nhiên, Trump nhấn mạnh rằng ông chỉ kích hoạt nó "trong kịch bản tồi tệ nhất".

Nước Mỹ đang phải đối mặt với "kẻ thù vô hình", Trump nói. Tại Nhà Trắng, kẻ thù đã ở rất gần. Trump và nhiều quan chức thân cận đã tiếp xúc với những người nhiễm nCoV. Ivanka Trump và quyền chánh văn phòng Nhà Trắng Mulvaney phải tự cách ly. Ngay cả thư ký báo chí Stephanie Grisham cũng làm việc tại nhà.

Nhà Trắng tăng cường "hàng phòng thủ". Các bác sĩ đo thân nhiệt của người ra vào. Tại Cánh Tây, những người hắt hơi và ho đều bị dè chừng. Những lọ nước khử trùng tay được đặt xung quanh Nhà Trắng. Trước khi bất cứ ai tiếp xúc với Tổng thống, họ phải đo thân nhiệt một lần nữa. Phòng họp báo của Nhà Trắng, vốn thường chật kín phóng viên, giờ chỉ còn một nhóm nhỏ nhà báo.

Nước Mỹ cũng tăng cường "hàng phòng thủ". Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo Mỹ - Canada nhất trí đóng biên, cấm tất cả hoạt động đi lại không thiết yếu.

Quốc hội vội vã dựng "hàng phòng thủ" kinh tế cho người Mỹ. Thượng viện ủng hộ gói hỗ trợ để tăng cường trợ cấp thất nghiệp, đảm bảo nghỉ làm có lương và xét nghiệm nCoV miễn phí.

Ngày thứ tư: 19/3

Nhiễm: 19.100

Tử vong: 206

Dow Jones: 20.087,19

Trump bước lên bục phát biểu, quyết tâm cho thấy sự tiến bộ của công tác chống dịch. Với Stephen Hahn, lãnh đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đứng bên cạnh, Trump nói hai loại thuốc chống sốt rét chloroquine và remdesivir đã cho thấy những dấu hiệu tích cực trong điều trị nCoV.

Tuy nhiên, Hahn sau đó nói rằng họ vẫn chưa chắc chắn về mức an toàn và hiệu quả của các loại thuốc này.

Tuy Trump kêu gọi mọi người đoàn kết trong khủng hoảng, ông vẫn "chĩa mũi dùi" về phía truyền thông. "Tôi bất ngờ khi đọc những thứ họ viết", ông nói.

Tổng thống có vẻ bực bội khi các phóng viên hỏi lý do ông gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Không lãnh đạo thế giới nào gọi như vậy và WHO từ lâu đã khuyến cáo không gắn tên một quốc gia hay địa điểm với một căn bệnh để tránh dẫn đến kỳ thị. Tuy nhiên, Tổng thống và các quan chức cấp cao nhiều lần nhấn mạnh virus khởi phát từ Trung Quốc và chỉ trích nước này đã che giấu dịch trong giai đoạn đầu.

Ngày thứ chín: 24/3

Nhiễm: 65.800

Tử vong: 780

Dow Jones: 20.704, 91

Lời kêu gọi của các thống đốc và quan chức y tế công cộng đề nghị Trump kích hoạt Luật Sản xuất Quốc phòng cuối cùng đã được đáp ứng. Người đứng đầu Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) Peter Gaynor thông báo cơ quan đã được "bật đèn xanh" sử dụng luật để bổ sung vật tư y tế.

Một số bang lo lắng họ thiếu máy thở để điều trị các ca bệnh nặng. Thống đốc New York Andrew Cuomo bày tỏ thất vọng về Trump. "Ông định để 26.000 người chết", Cuomo nói sau khi Trump chỉ đồng ý cung cấp 4.000 máy thở trong khi bang này yêu cầu 30.000 máy. Trump đáp trả rằng "liệu Cuomo có thật sự cần từng ấy máy không?"

Các bang California, Illinois, New York, New Jersey, Connecticut đã yêu cầu người dân ở nhà. Nhưng Trump khiến mọi người bất ngờ khi nói ông muốn chấm dứt "cách biệt cộng đồng" để mở cửa trở lại nền kinh tế trước Lễ Phục sinh 12/4. Kỳ hạn đầy tham vọng này khiến các quan chức y tế lo lắng. Họ cảnh báo việc kết thúc sớm cách biệt cộng đồng để nối lại hoạt động kinh tế bình thường sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng vì tạo ra các cụm dịch mới.

Các bang như Ohio, Nam Dakota và Maryland cho rằng phải đến tháng 5 đỉnh dịch mới qua. Một số bang ở Trung Tây nước Mỹ bàn bạc với nhau kế hoạch duy trì "cách biệt cộng đồng" nếu Tổng thống sớm dỡ bỏ các hạn chế quốc gia.

Ngày 11: 26/3

Nhiễm: 101.700

Chết: 1.295

Dow Jones: 22.552,17

Người Mỹ thức dậy vào ngày 26/3 với một con số gây sửng sốt: 3,3 triệu người nộp đơn thất nghiệp trong tuần qua. Chưa bao giờ đất nước nhìn thấy con số như vậy.

Đến cuối ngày, Mỹ nhận thêm một con số gây sửng sốt khác: Hơn 1.000 người đã chết vì nCoV. Mỹ vượt qua Trung Quốc, trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới trong khi vẫn đang cố gắng tăng cường khả năng xét nghiệm. Tính đến 26/3, nước này tiến hành khoảng 552.000 xét nghiệm, nhưng giới chức bang vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu hụt vật tư y tế.

Tối hôm trước, Thượng viện đã thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD, hỗ trợ cho người lao động và gia đình Mỹ bằng cách phát tiền cho hầu hết người Mỹ, cho doanh nghiệp nhỏ vay và tăng trợ cấp thất nghiệp.

Buổi chiều, Tổng thống gửi một lá thư đầy lạc quan đến các thống đốc bang, nói rằng Nhà Trắng đang tìm cách giảm bớt hạn chế khi khả năng xét nghiệm đã được cải thiện.

Ngày 15: 30/3

Nhiễm: 163.479

Chết: 3.148

Dow Jones: 21.636,78

Ngày 30/3 đánh dấu kết thúc chiến dịch "15 ngày làm chậm sự lây lan" của Covid-19, nhưng tình hình dịch ở Mỹ vẫn diễn biến phức tạp, khi số ca nhiễm đã gấp đôi Trung Quốc đại lục. Trump tuyên bố 30 ngày tiếp theo là thời kỳ quan trọng để khống chế Covid-19 và kêu gọi người Mỹ góp sức giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Trump thừa nhận mục tiêu đưa cuộc sống trở lại bình thường vào dịp Lễ Phục sinh 12/4 là việc không thể xảy ra và đã quyết định kéo dài "cách biệt cộng đồng" đến ngày 30/4 vì đỉnh dịch có thể không đến trong hai tuần tới.

"Cách biệt cộng đồng có thể cứu hơn một triệu người Mỹ. Chúng ta sẽ giành chiến thắng lớn", Trump nói. Hơn 250 triệu dân Mỹ tại 30 bang và thủ đô Washington D.C. đã được lệnh ở nhà, chỉ ra ngoài khi cần thiết như đi mua thực phẩm và thuốc men.

Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ, người đã trở thành tiếng nói đáng tin cậy đối với công chúng, nhấn mạnh nỗi lo lắng đang tràn ngập khắp nước Mỹ.

"Chúng ta không thể đề ra các mốc thời gian", ông nói. "nCoV làm việc đó".

Phương Vũ (Theo Politico )

Trung Quốc lại đóng cửa các điểm tham quan

Tại Thượng Hải, chính quyền địa phương đã cho đóng cửa đường ngầm Hoàng Phố, điểm tham quan hút khách từng được mở lại trước đó vào ngày 13/3. Thời gian đóng cửa từ 17h ngày 30/3. Động thái này nhằm ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của nCoV, theo tuyên bố từ đơn vị quản lý điểm đến.

Ban quản lý Công viên Rừng Quốc gia Haiwan Thượng Hải ở khu vực Pudong mới mở vào 10/3 cũng có động thái tương tự. Các khu tham quan trong nhà như Bảo tàng Văn hóa Nông trại Thượng Hải, phòng triểm lãm nghệ thuật gốm sứ... cũng đóng cửa vào ngày 30/3.

Trung Quốc đóng cửa các điểm du lịch vừa cho mở lại
 
 
Trung Quốc đóng cửa các điểm du lịch vừa cho mở lại

Đường ngầm Hoàng Phố. Video: YouTube.

Điểm tham quan tiếp theo bị đóng cửa là Công viên di tích văn hóa Guangfulin ở quận Songjiang, Công viên Đại dương Haichang. Các khu vực trên đều không thông báo về thời gian mở cửa trở lại, và những du khách đã mua vé mà không được tham quan sẽ được hoàn tiền hoặc chọn một thời điểm khác.

Các điểm du lịch trong nhà khác được mở cửa lại cũng bị yêu cầu đóng cho đến khi có thông báo mới là Tháp truyền hình Oriental Pearl, Tháp Thượng Hải, Thế giới đại dương Trường Phong, Tháp Jin Mao, Thủy cung Đại dương Thượng Hải và Bảo tàng sáp.

Thị trấn nước Zhujiajiao, Tianzifang, Fengjing, khu danh lam thắng cảnh Paotaiwan, làng chài Jinshanzui, khu danh lam thắng cảnh Nanxiang, công viên giải trí Jinjiang và Công viên phim trường Thượng Hải đã được lệnh đóng cửa các khu vực tham quan trong nhà.

Các khu vực ngoài trời như công viên vẫn sẽ mở cửa nhưng hạn chế lượng khách. Trung bình mỗi ngày nơi đây chỉ cho phép dưới 5.000 người, bằng một nửa ngày thường.

Ngoài ra, 37 điểm du lịch ngoài trời có không gian vui chơi trong nhà cũng được yêu cầu đóng cửa bao gồm Công Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog viên động vật hoang dã, bãi biển thành phố và Vườn bách thảo Chenshan. Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải và khu danh lam thắng cảnh đền Donglin sắp được mở cửa lại đã sớm được lệnh đóng cửa.

Anh Minh (Theo Shine )

9.000 người phải giám sát vì từng đến Bệnh viện Bạch Mai

0h ngày 28/3, Bạch Mai - một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất cả nước, đã bị cách ly do ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV. Đến sáng 1/4, trong 212 ca nhiễm nCoV cả nước có tới 36 người liên quan đến Bạch Mai. Các tỉnh thành đang rà soát những người từng đến nơi này vì có nguy cơ lây nhiễm.

Theo danh sách từ Hà Nội chuyển về, từ ngày 12/3 đến 27/3, toàn tỉnh Nam Định có hơn 2.610 bệnh nhân lên khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó 308 trường hợp điều trị nội trú, số còn lại lên khám rồi trở về.

Bà Bùi Thị Minh Thu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, bước đầu rà soát, một số người không thường trú trên địa bản. Tỉnh đang chỉ đạo thành phố và các huyện khẩn trương xác minh để lên phương án cách ly y tế đối với tất cả người đi khám và tiếp xúc gần với các bệnh nhân.

Ngoài ra, thời gian qua Nam Định đã cử 31 cán bộ y tế đi học tập tại Bệnh viện Bạch Mai. 20 người trở về đã được yêu cầu cách ly tại nhà, 11 người đang trong thời gian học tập ở Hà Nội.

Từ ngày 10 đến 27/3, tỉnh Hải Dương có gần 2.390 người lên Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh, trong đó 250 bệnh nhân điều trị nội trú.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương, ông Phạm Mạnh Cường cho biết, đến hết ngày 30/3, tỉnh mới sàng lọc được hơn 1.500 người. Riêng số bệnh nhân điều trị nội trú trở về đã được cách ly và một nửa trong số đó được lấy mẫu xét nghiệm.

Tỉnh Thái Bình đang giám sát gần 1.160 người đến khám tại Bạch Mai, trong đó 1.030 người đi khám và điều trị ngoại trú, 125 người điều trị nội trú. Hiện 35 người đã được cách ly tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Thái Bình, khó khăn hiện nay là số người từng đến Bệnh viện Bạch Mai rất lớn, rải rác ở tất cả huyện, thành phố và đến nay nhà chức trách chưa xác minh được hết những người đến thăm bệnh nhân tại Bạch Mai.

Tại Ninh Bình , theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vũ Mạnh Dương, qua thống kê và giám sát cộng đồng, toàn tỉnh có 616 người từng đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 15 đến 26/3.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Ninh Bình đã lấy mẫu xét nghiệm 225 trường hợp, lập danh sách cách ly tập trung hơn 300 người khác.

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau lệnh cách ly ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sau lệnh cách ly ngày 28/3. Ảnh: Giang Huy

TP Đà Nẵng đã yêu cầu các quận, huyện phối hợp với công an rà soát đến từng tổ dân phố để tìm hiểu những người từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay.

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, hơn 10 người dân từng ra Bạch Mai khám ngoại trú và một số y bác sĩ đi học, thực tập ở bệnh viện này đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính.

"Chúng tôi đang chờ các quận, huyện thống kê cụ thể để tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo tất cả người đến Bạch Mai được kiểm soát", ông Thạnh nói.

Lãnh đạo Sở Y tế Yên Bái cho biết đã xác định 321 người từ Bệnh viện Bạch Mai trở về từ ngày 10/3 đến 27/3. Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Trong đó 9 người đang cách ly và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh; 2 người đang cách ly tập trung.

253 người đang được cách ly tại nhà, 57 người đã qua 14 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà. Tỉnh Yên Bái đã lấy được 181 mẫu xét nghiệm, trong đó 85 mẫu âm tính với nCoV, 96 mẫu đang chờ kết quả, số còn lại đang thu thập mẫu bệnh phẩm.

Tại Vĩnh Phúc , ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh cho biết đã rà soát được hơn 1.000 trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến nay. "Do giáp Hà Nội, chúng tôi đã yếu cầu các tổ công tác ở từng thôn, tổ dân phố rà soát cả lái taxi qua bệnh viện này", ông Hải nói và cho biết các trường hợp trên đều đã được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tại cộng đồng.

Tương tự, Lạng Sơn đã rà soát được 236 người, Hà Giang 106, Hòa Bình 441, Tuyên Quang 270, Quảng Nam 7 người là bệnh nhân, người nhà, y bác sĩ từng đến Bệnh viện Bạch Mai trong các ngày 10-27/3. Tất cả đã được cách ly tại nhà, một số lấy mẫu xét nghiệm.

Trước đó Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh đã theo dõi hơn 4.600 người từng đến Bệnh viện Bạch Mai.

Giang Chinh - Lê Hoàng - Gia Chính - Nguyễn Đông

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Năm cách nuôi dạy trẻ hướng ngoại

1. Phát triển tương tác xã hội

Nếu muốn con hướng ngoại, cha mẹ cần tạo điều kiện để con tham gia nhiều tương tác xã hội, được vui chơi, trò chuyện cùng những đứa trẻ khác. Các chuyên gia tâm lý về trẻ em khuyên phụ huynh nên cho con tham gia hoạt động có cấu trúc (được lên kế hoạch bởi người lớn) hoặc hoạt động phi cấu trúc (hoạt động tự do, thường do trẻ làm chủ).

Trong hoạt động phi cấu trúc, trẻ có thể đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, học cách quản lý nhóm. Ngược lại, tham gia hoạt động có cấu trúc, trẻ sẽ khó nghe theo hướng dẫn của người khác nhưng đây là cách giúp các em hiểu rằng quy tắc là một phần của cuộc sống. Dù có khả năng lãnh đạo, các em cũng phải làm theo những quy tắc duy trì trật tự nhất định.

Ngoài ra, phụ huynh nên cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể dục để giải tỏa năng lượng. Sân chơi, trung tâm thể thao, câu lạc bộ tại trường học có thể là những khu vực giải trí an toàn, lành mạnh.

2. Trau dồi kỹ năng xã hội

Những đứa trẻ hướng ngoại có thể rất thân thiện với mọi người xung quanh. Bằng chứng là chúng xung phong được giới thiệu bản thân hoặc nhận trách nhiệm lãnh đạo nhóm nhưng có thể thiếu kỹ năng học tập xã hội vì mải nghĩ về bản thân. Trẻ có thể tỏ ra hung dữ, khó chịu khi thấy bạn hướng nội không phản ứng với hoạt động nhóm.

Một trong những vai trò của phụ huynh là hướng dẫn con về sự sẻ chia, đồng cảm với người khác, hiểu cách hành vi của chúng tác động đến người khác. Chẳng hạn, con kêu gọi bạn bè tẩy chay một người bạn khác, bạn phải can thiệp ngay lập tức và giúp con nhận ra giá trị của tình bạn, tinh thần đoàn kết. Dù con bạn nhận được nhiều sự chú ý nhất trong nhóm, hãy luôn dạy rằng: "Chia sẻ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Con hãy giúp đỡ, để ý đến những bạn khác trong nhóm".

Ảnh: Istock.

Ảnh: Istock.

3. Công nhận điểm mạnh của trẻ

Trẻ hướng ngoại có sự tự tin cao hơn những đứa em khác, đây là một trong những ưu điểm. Nếu chứng kiến sự mạnh mẽ của con, bạn đừng ngại khen ngợi để duy trì động lực nhưng không để các em nảy sinh thói tự kiêu.

4. Tôn trọng sự khác biệt

Không chỉ công nhận ưu điểm của trẻ, cha mẹ hãy dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt của bạn bè xung quanh. Ví dụ, trong nhóm có những em tính cách hướng nội, thường tỏ ra rụt rè, ít nói. Những đứa trẻ hướng ngoại cho rằng bạn hướng nội là người không thân thiện nên xa lánh hoặc phớt lờ. Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng và bao dung với người khác.

Dù trẻ thích chơi với những người có tính cách hướng ngoại như mình, bạn hãy khuyến khích con làm quen, mở lòng với những bạn hướng nội.

Mục tiêu của việc này không phải để chứng minh con bạn là người giỏi hòa đồng mà khiến con tôn trọng sự khác biệt trong tính cách của mọi người. Tất cả trẻ em lớn lên và phát triển các kỹ năng xã hội bằng cách tương tác, học hỏi và thừa nhận những tính cách khác nhau.

5. An toàn là ưu tiên hàng đầu

Trẻ em được dạy phải giữ an toàn cho bản thân nhưng trẻ hướng ngoại thường có xu hướng "thu hút" sự nguy hiểm vì bản tính thích khám phá và không ngại dấn thân. Những đứa trẻ hướng ngoại luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và người khác có thể coi đây là điểm yếu để lợi dụng trẻ làm việc nguy hiểm thay Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cho mình như bắt nạt bạn bè, chơi trò mạo hiểm. Ngoài ra, vì tính cách thân thiện, hòa đồng, các em có thể kết giao với những người bạn xấu hoặc người lạ.

Là cha mẹ của trẻ hướng ngoại, bạn nên chú ý đến ranh giới giữa an toàn và phát huy tính cách. Hướng dẫn con cách đánh giá hoặc chọn bạn bè để chơi, cảnh giác trước nguy hiểm và cân nhắc khi tham gia hoạt động nguy hiểm.

Tú Anh (Theo She Knows )

Chính phủ sẽ công bố dịch trên toàn quốc

Chủ trì họp Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói đây là thời điểm có tính chất quyết định cục diện cuộc chiến chống Covid-19, do vậy chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho việc này.

Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội và cơ quan chức năng "tranh thủ từng phút, từng giờ, rà soát khoanh vùng những trường hợp nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch bệnh viện Bạch Mai và công ty cung cấp dịch vụ".

Chính phủ chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP HCM như nhiều nước đã làm ở các thành phố lớn, nhưng mọi người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh.

"Chúng ta không được chủ quan, không được lơ là vì đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng trên đường phố, bãi biển vẫn còn nhiều người; một số nơi chưa thực hiện nghiêm yêu cầu về số người tụ tập (không tập trung trên 20 người)", Thủ tướng nói và lưu ý, cách biệt xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ, chiều 30/3. Ảnh: VGP

Ông yêu cầu cơ quan chức năng cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào cơ sở tập trung.

Lãnh đạo Chính phủ nhất trí cho phép bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu. Tuy nhiên, bệnh viện phải tổ chức khám chữa bệnh chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

Với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm nCoV đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) đang điều trị 46 bệnh nhân Covid-19, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) thăm khám bệnh nhân nhiễm nCoV, ngày 25/3. Ảnh: Ngọc Thành

Về an sinh xã hội cho người dân, Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4, trước hết là có chính sách cụ thể đối với người thu nhập quá thấp, trên tinh thần ngân sách Trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.

Lúc này, các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, không để người dân quá khó khăn.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo vấn đề hợp tác sản xuất máy thở.

Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh nCoV.

Trước đó ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) tại Việt Nam. Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Tuy nhiên, lúc này cả nước chỉ có 6 người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Lần này Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc.

Tính đến 18h chiều 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Luật này quy định một cấp độ cao hơn là ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Lao động thất nghiệp vì Covid-19 chật vật mưu sinh

Trong 3 năm làm giáo viên mầm non ở TP HCM, cô Hoa quê Vũng Tàu chưa bao giờ cảm thấy buồn như lúc này. Hàng ngày cô quen với không khí vui đùa của trẻ nhỏ thì nay phải quanh quẩn ở nhà không biết làm gì. Chưa kể, số tiền dành dụm được đang dần cạn đi khi cô nghỉ không lương đã 2 tháng nay. "Không có thu nhập nhưng tiền ăn uống hàng ngày vẫn phải chi. Chưa kể tiền điện, nước do ở nhà thường xuyên nên cũng trả nhiều hơn", cô nói.

Cô Hoa là giáo viên của trường mẫu giáo tư thục nên khi dịch bệnh bùng phát từ đầu tháng 1 đến nay, cô phải nghỉ vô thời hạn không lương. Hơn 10 giáo viên cùng trường với cô và hàng nghìn cô giáo ở những trường tư thục khác cũng chung cảnh ngộ.

Lê Văn Lộc, sinh năm 1988, bắt đầu công việc hướng dẫn viên du lịch cho Vietravel từ năm 2014. Tour cuối cùng Lộc được phòng hướng dẫn công ty phân công là Phuket, Thái Lan giữa tháng 2 chỉ với 6 khách. Số lượng khách giảm đáng kể, thay vì đi một đoàn lớn trên 20 người như những lần trước. Lộc cho biết, tại thời điểm đó dù có 6 khách thôi nhưng anh cũng thấy may mắn vì được lên đường. Sau đó, anh bắt đầu ở nhà không đi tour vì hầu hết tour đều bị hủy.

Lê Văn Lộc (bên trái) cùng đồng nghiệp tạm thời gác lại đam mê cầm micro để làm shipper cho AhaMove. Ảnh: Thanh Thu

Lê Văn Lộc (bên trái) cùng đồng nghiệp tạm thời gác lại đam mê cầm micro để làm shipper cho AhaMove. Ảnh: Thanh Thu.

Tương tự, Nguyễn Thị Thanh, trưởng phòng quản lý du lịch của một doanh nghiệp lữ hành ở quận Tân Bình cũng chung tình cảnh. Cô cho biết, công ty đã đóng cửa hơn tháng nay. Cũng vì khó khăn do dịch bệnh nên ban lãnh đạo chỉ hỗ trợ một phần lương cho những nhân viên chủ chốt, số còn lại cho nghỉ không lương.

"Cứ ngỡ sẽ nghỉ khoảng 1 tháng là được đi làm trở lại, nhưng tới nay gần 2 tháng trôi qua, Thanh vẫn chưa thấy sếp gọi trở lại công ty. Với tình hình này, nguy cơ nghỉ kéo dài là không tránh khỏi", Thanh lo lắng.

Vì thu nhập hiện nay gần như bằng không, hàng ngày Thanh phải dè sẻn từng đồng trong việc mua thức ăn. Trước đây ăn sáng có thể ra tiệm phở, hủ tiếu... thì nay chỉ qua loa bằng gói mì hoặc củ khoai... Cô cũng nghĩ tạm về quê ở với ba mẹ để tiết kiệm tiền thuê trọ (mỗi tháng vài triệu đồng) và tiền ăn uống hàng ngày, trong lúc chưa biết khi nào mới có thể quay lại công ty.

Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, tất cả trường học, trung tâm đều ngưng hoạt động, hàng nghìn doanh nghiệp đang phải cắt giảm quy mô sản xuất, giảm giờ làm. Thêm vào đó, việc TP HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác cho đóng cửa tất cả nhà hàng, quán ăn, cơ sở làm đẹp, phòng gym nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng, chống dịch. Điều này càng khiến nhiều người rơi vào cảnh mất việc.

Theo dự báo của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, nếu Covid-19 kéo dài, số lao động mất việc có thể lên tới 1,32 triệu người.

Vì rơi vào hoàn cảnh mất việc hoặc nghỉ không lương vô thời hạn, nhiều lao động trong số này đang phải "gồng mình" tìm làm những công việc "tay trái" để mưu sinh cho qua mùa dịch.

Một số người chuyển sang làm đồ ăn bán online, số khác tìm trẻ để trông tại nhà. Riêng cô Hoa, giáo viên mầm non tư thục đang thử sức ở một công ty môi giới bất động sản TP HCM. Cô cho biết phải tìm công việc mới làm để mong kiếm thêm thu nhập duy trì cuộc sống hàng ngày.

"Dù đây chẳng phải là thế mạnh nhưng kiếm một công việc phù hợp trong lúc này khó quá. Tôi đành phải thử sức với một công việc ở lĩnh vực mới toanh. Đây cũng là công việc có nguy cơ tiếp xúc với người lây nhiễm cao nhưng nếu không làm thì chẳng biết lấy đâu ra tiền để duy trì cuộc sống", cô Hoa nói.

Tương tự Hoa, Thanh cho biết đang "học việc" trong lĩnh vực buôn bán. Thanh đang tìm các đầu mối cung cấp khẩu trang để mua đi bán lại cho người tiêu dùng với mong muốn kiếm được ít đồng lời "cầm cự" qua ngày.

Còn với Lộc, anh quyết định xin làm shipper cho Food & Beverage khi quán này chưa có lệnh đóng cửa, tuy nhiên F&B chỉ đưa ra mức lương 2-3 triệu một tháng. Mức lương này rất thấp khiến anh khó xoay sở các mức chi phí sinh hoạt cho gia đình. Vì thế, anh từ chối. Với vốn tiếng anh của mình, Lộc tự tin xin đi dạy kèm nhưng dịch hoành hành, không phụ huynh nào muốn cho trẻ nhỏ tiếp xúc người lạ.

Không thể loanh quanh trong nhà với áp lực tài chính, Lộc và năm đồng nghiệp hướng dẫn của Vietravel quyết định làm shipper giao hàng. Mỗi ngày anh có thể kiếm được từ 500.000 đến 700.000 đồng từ việc giao hàng. Anh thường làm từ 7h30 đến 20h.

"Lộc cho biết trước đó có vay tiêu dùng để trang trải cuộc sống, mỗi tháng phải trả 10 triệu đồng cho ngân hàng. Tuy nhiên, tình hình này, dù thắt chặt chi tiêu tôi vẫn khó xoay sở cuộc sống", Lộc bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Khánh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch TP HCM cho rằng, du lịch đang là ngành chịu thiệt hại nặng nề, 100% doanh nghiệp ngành này đang đứng bên bờ vực khủng hoảng do dịch bệnh. Đây đang là ngành bị tác động dây chuyền từ hướng dẫn viên cho tới quản lý khách sạn, nhà điều hành tour, cửa hàng, nhà hàng, công ty vận tải....

Hiện, công suất phòng của các khách sạn ở Hà Nội, TP HCM bị giảm từ 40% đến 70%. Các điểm đến nghỉ dưỡng trọng điểm như Sapa, Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang hay các công ty lữ hành tại TP HCM, Vịnh Hạ Long cũng ghi nhận sụt giảm khoảng 50-70% công suất so với trước khi dịch xảy ra...

Nói với VnExpress , đại diện Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist thừa nhận, kể từ ngày đầu xảy ra dịch bệnh, công ty đã phải hủy toàn bộ các tour đi Trung Quốc. Các tour du lịch nước ngoài đi các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. "So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của công ty trong tháng 2 giảm 80%, doanh thu tháng 3 giảm 95% và toàn bộ booking đều bị hủy trong tháng 4 và 5", đại diện Saigontourist nói.

Theo các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng, dù họ rất muốn hỗ trợ cho người lao động đang nghỉ việc vô thời hạn nhưng "lực bất tòng tâm". Chỉ mong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sớm đến với doanh nghiệp và dịch nhanh chóng qua đi để hoạt động của công ty phục hồi. Lúc đó, người lao động trở lại làm việc và mới mong có thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Khó khăn không chỉ bủa vây người lao động, ngay cả chủ doanh nghiệp cũng lao đao. Một giám đốc công ty may mặc ở Đồng Nai đang phải bán từng cái máy may để trang trải chi phí phát sinh của công ty trong lúc mọi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Rất muốn hỗ trợ cho những công nhân bị nghỉ việc không lương, nhưng ông cho biết không thể làm gì được vì tình cảnh công ty cũng khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản.

Trước những khó khăn của người lao động bị mất việc, các chuyên gia cho rằng, trước mắt Nhà nước có thể giảm áp lực tài chính cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Một số ý kiến cho rằng có thể cho chậm quyết toán thuế từ 6 tháng tới 1 năm để người lao động có thể chuyển số tiền đáng ra phải thực hiện nghĩa vụ thuế sang phục vụ chi tiêu cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, việc giảm giá điện, nước, Internet trong bối cảnh người Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dân phải ở nhà nhiều hơn nhưng thu nhập ít hơn cũng cần được tính đến.

Ngoài ra, các nhà băng nên giảm lãi suất và các khoản phí cho khách hàng, không chuyển nhóm nợ của các cá nhân bị ảnh hưởng vì dịch.

Cuối cùng, cách quan trọng nhất là tạo cơ hội, điều kiện để những lao động mất việc do bị ảnh hưởng dịch sớm tìm kiếm thu nhập khác thông qua sự dịch chuyển công việc tạm thời.

Thi Hà - Thanh Thu

Đội phản ứng nhanh chống dịch

Người gọi là một phụ nữ 27 tuổi, sốt, khó thở hai hôm nay. Trước đó cô chăm bố ốm tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

"Người này vừa có dấu hiệu lâm sàng, vừa có dịch tễ. Chúng tôi xử lý như một ca nghi nhiễm nCoV", bác sĩ Hồng, 30 tuổi, phó khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, nói.

Hơn chục phút sau, xe dừng trước một toà chung cư ở phường Trung Hoà. Toàn "đội cực nhanh" trong trang phục bảo hộ kín mít hối hả xuống xe và tiếp cận căn hộ có người nghi nhiễm. Chọn chỗ ngồi chéo với bệnh nhân, bác sĩ Hồng trấn an: "Chị cứ bình tĩnh, không cần quá lo lắng vì không phải cứ tiếp xúc với bệnh nhân là lây nhiễm". Cô dần bình tĩnh, sau một tiếng thì xâu chuỗi được đầy đủ lịch trình "đã đi đâu, làm gì, gặp những ai".

Khép phiếu điều tra dịch tễ kín hai mặt giấy, bác sĩ Hồng nhìn sang những đồng nghiệp, gật đầu. Bước tiếp theo là của kỹ thuật viên xét nghiệm Nguyễn Hải Linh với nhiệm vụ lấy dịch hầu họng của người nghi nhiễm trước khi chuyển người này ra xe đến bệnh viện đa khoa Đống Đa.

Cán bộ xử lý môi trường Lưu Danh Nhẫn phun khử trùng khắp căn hộ hơn 60 m2, mọi vật dụng trong nhà và khu vực ngoại cảnh. Chỉ có tiếng va chạm đồ đạc, ít khi có tiếng nói. Khi công việc kết thúc, cả đội mới rút quân. Sau lưng họ là khu chung cư im lìm, lúc 2 giờ sáng ngày 27/3.

Hồng, Nhẫn, Linh là 3 thành viên chủ lực trong đội phản ứng nhanh của Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, ngoài ra còn có thành viên làm nhiệm vụ hậu cần và lái xe. Toàn thành phố Hà Nội có 65 đội phản ứng nhanh, trong đó quận Cầu Giấy có hai đội với tổng số trên 20 thành viên.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 7/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Bác sĩ Hồng (quần áo bảo hộ), kỹ thuật viên Hải Linh áo blouse tác nghiệp tại chung cư Tràng An, đêm 27/3. Ảnh: Danh Nhẫn.

Năm năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy, bác sĩ Hồng nắm rõ địa bàn 8 phường, 285.000 dân này còn hơn cả con xóm nhỏ quê Thái Bình của mình. Cầu Giấy là địa bàn tập trung nhiều trường đại học lớn, mật độ dân cư cao và tập trung rất đông người thuê trọ - một trong các lý do khiến cuộc chiến chống Covid-19 tại đây căng thẳng.

"Phát súng đầu tiên" báo hiệu trận chiến của đội phản ứng nhanh Cầu Giấy nổ từ mùng 4 Tết, khi có một nghiên cứu sinh trở về từ Vũ Hán có biểu hiện nghi nhiễm bệnh. Từ 3h chiều, bác sĩ Hồng cùng đồng nghiệp đến nơi ở của bệnh nhân trên đường Trần Quý Kiên khai thác dịch tễ, lập danh sách những người tiếp xúc gần để cách ly, phun khử trùng. Đội hoàn tất các công việc khi đồng hồ đã sang ngày mùng 5 Tết.

Kể từ lúc đó anh bị cuốn vào cuộc chiến "chống dịch như chống giặc". Trong tháng 2, đội rà soát những công dân trở về từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sang đầu tháng 3, khi có bệnh nhân dương tính đầu tiên ở Hà Nội, đội lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tất các những người từ nước ngoài về. Từ 26/3, đội nhận thêm nhiệm vụ mới là rà soát, lấy mẫu, cách ly tất cả các bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và những người ra vào Bệnh viện Bạch Mai.

"Thời gian trước chúng ta chủ yếu chống dịch từ bên ngoài. Giai đoạn này khó khăn hơn vì đã có ổ dịch từ bên trong", bác sĩ Hồng nói.

Sau giấc ngủ chỉ dài 3 tiếng, sáng sớm 27/3 anh Hồng cùng đội đã có mặt ở Nhà sinh hoạt tổ 30 phường Trung Hoà lấy mẫu dịch tễ. Hơn 1h chiều cả đội mới ăn bữa trưa, ngay sau đó lại tiếp tục công việc tới 8h tối. Lịch trình này vẫn "căng" vào hai ngày cuối tuần qua. Đến nay hai đội đã sàng lọc được 55 trường hợp từng khám chữa bệnh và 310 người qua lại Bệnh viện Bạch Mai.

Nhà ở Ngã Tư Sở, chỉ cách 15 phút chạy xe, nhưng từ 6/3 bác sĩ Hồng cắm chốt tại cơ quan trực chiến. Anh đã quen với việc sang chiều mới ăn trưa, sang ngày hôm sau mới ăn cơm tối. Triền miên là những đêm chỉ ngủ được từ 3 đến 6 tiếng. "Mệt nhưng cũng không ngủ được. Lo lắng nên trong lòng cứ bồn chồn, không yên tâm", anh bộc bạch.

Đặt lưng xuống là anh nghĩ đến những người hôm nay tiếp xúc, lo kết quả của họ ngày mai. Nên ngay khi có kết quả xét nghiệm dù đêm muộn thế nào anh cũng báo cho bệnh nhân. Hồng nhớ một bác soát vé ở một điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô từng tiếp xúc với bệnh nhân người Anh dương tính, đi chuyến bay VN54 hồi đầu tháng 3. Thời điểm phát hiện đã gần một tuần kể từ ngày tiếp xúc và trong thời gian này bác soát vé đã gặp gỡ cả trăm người. Bệnh nhân hoảng sợ không nhớ được lịch trình. Bác sĩ Hồng vừa phải động viên, trấn an, vừa khai thác thông tin, sau 2 ngày mới truy hết được các "F".

Thời khắc nhận kết quả âm tính của người này, trong đầu nam bác sĩ như "có pháo hoa nở". Cuộc gọi được kết nối ngay trong đêm. "Bác ấy cảm ơn rối rít, nhưng thực ra tôi mới phải nói lời cảm ơn. Nhờ kết quả những người âm tính như bác ấy mà tôi thấy được tiếp thêm sức mạnh", anh chia sẻ.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho người vợ mới cưới cảm ơn vì giỏ hoa quả vợ gửi shipper mang đến trong tối 17/3. Ảnh: Phan Dương.

Bác sĩ Hồng gọi điện cho vợ cảm ơn vì giỏ hoa quả gửi shipper mang đến trong tối 17/3 và cho biết sẽ không về nhà trong 2 tuần tới. "Anh muốn dành toàn lực cho cuộc chiến", Hồng nói với người vợ mới cưới. Ảnh: Phan Dương.

Cởi bỏ bộ đồ bảo hộ, đôi mắt kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh, 28 tuổi trũng sâu, chiếc áo blouse trắng ướt sũng vì mồ hôi. Trời hôm 27/3 nắng và oi, Linh lấy mẫu xét nghiệm của những người từ nước ngoài về và người liên quan Bệnh viện Bạch Mai suốt 12 tiếng, chỉ có một tiếng nghỉ trưa.

Phải đứng thời gian dài trong bộ bảo hộ kín và không được uống nước nên gần cuối giờ làm việc đôi chân anh như muốn rã ra. Nhưng cảm giác này vẫn chưa là gì với cơn đau nhức ở vành tai và vùng mắt vì kính và khẩu trang thít chặt. Mỗi lúc nằm xuống cả vùng da đầu đau buốt.

"Vì thiếu không khí và mất nước nên lúc cởi bỏ khẩu trang trông mặt ai cũng ỉu xìu như đang buồn lắm", chàng kỹ thuật viên trẻ phân trần. Mươi phút sau khi uống cạn chai nước 500 ml, rồi ngửa mặt hít một hơi dài, anh dần tươi tỉnh.

Trong đội phản ứng nhanh chống dịch, Linh làm công đoạn lấy mẫu bệnh phẩm - việc được cho là nguy cơ lây nhiễm cao nhất bởi khoảng cách tới người nghi nhiễm chỉ hơn một gang tay. Thao tác Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lấy dịch mũi, họng cũng dễ khiến người bệnh bị kích thích ho, hắt hơi. Vài ngày nay, Linh đã lấy từ 40-50 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.

"Thủ thuật an toàn nhất là đứng chéo với người bệnh. Lấy dịch họng trước, sau đó bệnh nhân đeo khẩu trang che miệng để lấy dịch mũi. Như vậy dù có ho thì nguy cơ cũng giảm", người kỹ thuật viên 5 năm trong nghề chia sẻ.

Linh là em út trong đội nên được ưu ái hơn một chút nhưng từ 6/3, chàng trai này cũng dọn đến ở tại cơ quan để cùng các đồng nghiệp lên đường bất kể giờ nào. "Có những hôm hết việc lúc nửa đêm, các anh em thay nhau vào phòng tắm, úp mỳ tôm ăn, mệt quá mà ngủ say quên trời đất", Linh kể.

Nhà Linh cách cơ quan 2 km, có bố mẹ, em gái và bà nội. Hai hôm nay, trong những cuộc gọi về anh động viên bố mình, một tài xế taxi, tranh thủ thời gian Hà Nội hạn chế các phương tiện công cộng, để nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Hải Linh mệt mỏi sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu bệnh phẩm. Anh ở tại cơ quan để trực từ 6/3, dù nhà cách đây 2 km. Ảnh: Phan Dương.

Kỹ thuật viên Nguyễn Hải Linh sau một ngày làm việc lấy hơn 40 mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Phan Dương.

Hơn 10 năm công tác tại Trung tâm y tế quận Cầu Giấy với nhiều vai trò cùng lúc như thư ký hoạt động tiêm chủng và giám sát chuyên môn nên công việc của anh Lưu Danh Nhẫn chỉ chỉ gói gọn trong giờ hành chính. Nhưng hơn hai tháng có dịch, hiếm khi anh được đi ngủ trước nửa đêm, thời gian làm việc lên đến 12, 14 giờ/ngày và không có ngày cuối tuần.

Giai đoạn căng thẳng nhất là từ chiều tối 6/3, Hà Nội xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Nhẫn và các thành viên đội phản ứng nhanh vẽ bản đồ dịch tễ quanh trường hợp bệnh nhân 17. Anh dẫn đầu một đội đến ngõ 22 Phạm Thận Duật và chung cư Tràng An - nơi tài xế của bệnh nhân số 17 từng đến, khai thác dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, chuyển 3 "F1" đi ra cách ly, đồng thời hướng dẫn cách ly tại nhà cho 56 "F2".

"Lúc tôi đặt lưng xuống giường đã là 4h kém 5. Tâm trạng hôm đó rất buồn vì nghĩ Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã kiểm soát rất tốt, không thể ngờ dịch lại đến từ chuyến bay đó", anh nhớ lại.

6 ngày sau, dịch về gần hơn nữa khi ghi nhận ca dương tính số 39, sống trên địa bàn Cầu Giấy. Đội của Nhẫn mất 12 tiếng mới điều tra được tổng quát dịch tễ của bệnh nhân này và các F1, F2. Hơn 9h đêm, anh tiếp tục cùng đội phòng chống dịch phun khử trùng 1.200 m2 toà chung cư mini nơi bệnh nhân này thuê trọ. Công việc cuốn anh vào đến mức "không còn thời gian để mà lo lắng nữa".

Ngoài nhiệm vụ chống dịch Nhẫn còn nhận thêm nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của người dân, thậm chí thuyết phục người nghi nhiễm đi cách ly. Anh kể, có bệnh nhân F1 38 tuổi ở Mai Dịch khi đã vào bệnh viện vẫn tiếp tục gọi điện "tâm sự" về những lo lắng trong này. Anh lắng nghe, thi thoảng giải thích cho chị hiểu các quy định hay khó khăn của bác sĩ làm nhiệm vụ. Cuối cùng chị nói: "Cảm ơn bác sĩ đã dành thời gian nói chuyện để tôi hiểu hơn trách nhiệm công dân của mình".

Đến hiện tại, Cầu Giấy ghi nhận ca dương tính số 6, trong tổng số 85 ca nhiễm của Hà Nội. Trong những cuộc điện thoại của người dân gọi đến, anh Nhẫn thường nói thêm một câu: Hai tuần tới là thời gian quý báu, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ chống dịch.

Những "người lính" trong đội phản ứng nhanh như Nhẫn, Hồng, Linh... tin Hà Nội sẽ kiểm soát được dịch.

Phan Dương